Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy cần được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả. Trong đó một cách thường được sử dụng để xác định bệnh lý này là xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF), kết quả của xét nghiệm này giúp ích rất nhiều trong quá trình thăm khám và điều trị viêm khớp dạng thấp.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính, còn được biết đến là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô trong chính sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tự miễn trong cơ thể, từ đó xuất hiện bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp ngoài việc phá hủy và làm tổn thương đến hệ khớp của cơ thể. Chúng còn gây ảnh hưởng đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Do đó, cần phải phát hiện sớm ra bệnh để có thể điều trị kịp thời.
2. Những trường hợp chỉ định xét nghiệm yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp trong máu. Kết quả của xét nghiệm có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF sẽ được chỉ định với những bệnh nhân có dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, những dấu hiệu của bệnh lý này có thể kể đến như đau, nóng, sưng, cứng các khớp vào buổi sáng; đau nhức xương khớp xuất hiện các nốt dưới da; hình ảnh chụp X-quang có hiện tượng sưng viêm nang khớp, mất sụn hoặc mất xương, viêm khớp ngón tay,…
Bên cạnh đó, xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF cũng được thực hiện với những bệnh nhân có dấu hiệu của hội chứng Sjogren như không miệng, mắt; da khô; đau khớp và cơ.
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF có thể được lặp lại nhiều lần nếu như cho ra kết quả âm tính mà tình trạng bệnh không hề giảm đi.