Xét nghiệm ký sinh trùng là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây khi có những trường hợp trẻ em mắc giun sán khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Cùng với đó là thói quen ăn uống không khoa học và môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nặng nề đã khiến cho các loại ký sinh trùng có cơ hội để xâm nhập vào cơ thể. Dưới đây, Trung tâm Xét nghiệm Ký sinh trùng Nghệ An – SkyLab sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về bệnh Sán dây lợn và Xét nghiệm Sán Lợn.
1.Bệnh sán dây lợn là gì.
Bệnh sán dây lợn là một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra do trứng, ấu trùng sán dây lợn. Người mắc bệnh do ăn phải thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm có chứa ấu trùng sán lợn hoặc trứng sán dây lợn chưa được nấu chín. Bệnh sán dây lợn có 2 thể mắc:
1.1. Bệnh ấu trùng sán dây lợn (Cysticercus cellulosae): Do người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể như: cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau của bệnh.
Những người mắc sán dây lợn trưởng thành trong ruột, khi đốt già rụng, theo phản ứng nhu động ruột mà đốt sán có thể trào ngược lên dạ dày và lúc này như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng rất lớn ( tự nhiễm).
1.2. Bệnh sán dây lợn trưởng thành(Taenia solium): Do người bệnh ăn phải thịt lợn sống chưa được nấu chín, tiết canh… có chứa các ấu trùng sán (thịt lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 4 mét, chúng ký sinh trong ruột của người bệnh.
2.Người nhiễm bệnh sán dây lợn thường có những triệu chứng gì?
Bệnh sán dây trưởng thành khiến người mắc thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít.
Những trường hợp nhiễm ấu trùng sán thì có hiện tượng nổi sần, nổi cục trên da, xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể, một số trường hợp ấu trùng ký sinh trong não gây đau đầu, co giật, động kinh…
Tuy nhiên đa phần khi mắc sán lợn cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ và đào thải ấu trùng sán lợn, chỉ có số ít là gây ra các biểu hiện của bệnh.
3.Bệnh sán dây lợn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người ?
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến việc kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng.
Một số trường hợp ấu trùng sán lợn ký sinh trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù, cũng có trường hợp tử vong do bị ấu trùng tấn công vào hệ thần kinh trung ương nhưng ít gặp.
4.Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán dây lợn, khi nào cần xét nghiệm?
4.1. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán dây lợn:
– Phát hiện sán trưởng thành:
+ Phát hiện kháng nguyên trong phân bằng kỹ thuật ELISA;
+ Phát hiện các đốt sán đi theo phân hoặc ra tự nhiên ở hậu môn.
– Phát hiện bệnh ấu trùng sán lợn:
+ Sinh thiết các nang sán dưới da tìm ấu trùng sán dây lợn;
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) não tìm các hình ảnh đặc hiệu (các nang sán là những nốt dịch có chấm mờ, kích thước 3-5mm, đôi khi nang có kích thước lớn đến 10mm, rải rác có nốt dạng vôi hóa);
+ Chẩn đoán huyết thanh học (ELISA) phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán dây lợn trong huyết thanh bệnh nhân;
4.2. Khi nào cần xét nghiệm bệnh sán dây lợn?
Những người có các biểu hiện sau thì nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm Sán Lợn:
– Xuất hiện các triệu chứng bứt rứt khó chịu do đốt sán tự rụng, thải ra ngoài qua hậu môn hoặc theo phân khi đi vệ sinh (đốt sán có màu trắng ngà như xơ mít), rối loạn tiêu hóa nhẹ, đau bụng kéo dài…
– Có dấu hiệu ấu trùng sán lợn nổi sần, nổi cục trên da, xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể…kích thước bằng hạt gạo, hạt đỗ, di động, không ngứa, ko đau.
– Có dấu hiệu mà bác sĩ nghi ngờ do ấu trùng sán lợn gây ra trên não như: co giật, động kinh, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.
Ấu trùng sán dây lợn trong thịt lợn (ST) | Sán dây lợn trưởng thành (ST) | Ấu trùng sán lợn ký sinh trong não (ST) |
Để được tư vấn rõ hơn về Xét nghiệm ký Sinh trùng Nghệ An nói chung và Xét nghiệm Sán lợn nói riêng, vui lòng liên hệ Trung tâm Xét nghiệm Ký sinh trùng Nghệ An – SkyLab. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn rõ hơn về từng trường hợp cụ thể.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA SKYLAB
Địa chỉ: Số 77 Tôn Thất Tùng – P.Hưng Dũng – TP. Vinh
Hotline: 0789.83.3737
Email: xetnghiemskylab@gmail.com