Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Nhiễm Vi Khuẩn HP

HP LÀ VI KHUẨN GÌ?

Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Hp được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện năm 1982. Chúng được xem là thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, có khoảng hơn 50% dân số thế giới chứa H. pylori ở đường tiêu hóa trên của họ. Nhiễm trùng phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, và tỷ lệ đang giảm ở các nước phương Tây. Hình dạng xoắn ốc được cho là tiến hóa để H. pylori thâm nhập vào lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày.

                                                                                                      Hình minh họa xoắn khuẩn Helicobacter pylori trong ổ loét dạ dày

XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HP NHƯ THẾ NÀO?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp là cách duy nhất để nhận biết được sự tồn tại của vi khuẩn này trong cơ thể người bệnh. Hiện có 4 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Căn cứ vào từng ca bệnh và điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định/ sử dụng phương pháp phù hợp để tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân. Các phương pháp bao gồm:

1. Xét nghiệm máu chẩn đoán Hp

Ở người bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp lưu hành trong máu. Xét nghiệm máu cho phép định lượng được kháng thể này trong máu, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm Hp. Đây là loại xét nghiệm nhanh, đơn giản nhưng ít được áp dụng vì giá trị chẩn đoán không cao, xét nghiệm có thể dương tính cả khi vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột, trong miệng và xoang. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, dù Hp trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết thì kháng thể kháng Hp vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong máu một vài tháng tới một vài năm; nếu dựa vào xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm Hp sẽ dễ xảy ra tình trạng dương tính giả. Chính vì vậy, phương pháp này cũng không đủ tin cậy để áp dụng vào việc theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị.

2. Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở (Urea Breath Test)

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm chính xác nhất và thuận tiện hàng đầu cho việc theo dõi kết quả điều trị nhiễm Hp dạ dày.

Trước khi kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Carbon đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Carbonic.

Khí Carbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở của người thử, từ đó xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.

Nguyên lý phương pháp Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở

3. Xét nghiệm phân

Phân là nơi thải trừ vi khuẩn Hp từ dạ dày ra bên ngoài. Lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện Hp một cách chính xác. Xét nghiệm này cũng  được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp. Nhược điểm của xét nghiệm phân tìm Hp là cho kết quả chậm, việc lấy mẫu phân ít nhiều gây bất tiện cho cả người bệnh lẫn kỹ thuật viên.

4. Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp

Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát được hình thái tổn thương tại dạ dày (ổ viêm, loét…), trên cơ sở đó sẽ sinh thiết lấy một mảnh mô bệnh tại vị trí tổn thương để làm xét nghiệm Clotest hoặc nuôi cấy vi khuẩn và kết hợp làm kháng sinh đồ.

Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp từ mô bệnh này đều có độ đặc hiệu cao. Bên cạnh đó, phương pháp nuôi cấy có thể cho kết quả kháng sinh đồ, kết quả này là cơ sở để các bác sĩ sử dụng đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn trong điều trị Hp.

Ưu điểm lớn của phương pháp này là giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp; đồng thời đánh giá được mức độ, vị trí tổn thương trong dạ dày và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tuy nhiên, phương pháp cũng có nhược điểm là phải can thiệp nội soi nên bệnh nhân buộc phải làm thêm nhiều kỹ thuật thăm dò, xét nghiệm bổ trợ trước khi nội soi để bảo đảm an toàn như: nhịn ăn, xét nghiệm máu chảy, xét nghiệm đông máu cơ bản…

                                                                                                              Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp

AI CẦN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM VI KHUẨN HP?

Xét nghiệm Hp không có khuyến cáo áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng, kể cả với những người có nhu cầu thực hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cân nhắc chỉ định làm xét nghiệm này cho người bệnh để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị:

Những người bị loét hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng; người đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi; u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa.

Người bệnh phải dùng thuốc NSAID, aspirin trong thời gian dài.

Những người bị khó tiêu chức năng.

Người bệnh thiếu sắt, thiếu máu không rõ nguyên nhân hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn;

Những người có tiền sử người thân gia đình bị ung thư dạ dày.

XÉT NGHIỆM HP Ở ĐÂU TỐT?

Khám bệnh, xét nghiệm ở đâu chính xác, đơn giản, thuận tiện luôn là điều trăn trở của bất kỳ ai. Trước rất nhiều các bệnh viện, phòng khám; chúng ta cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín; có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm; có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để thăm khám.

Skylab khuyến cáo người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín sau đây để khám tiêu hóa nói chung và xét nghiệm Hp dạ dày nói riêng:

Tại Nghệ An: Trung tâm xét nghiệm Skylab thực hiện xét nghiệm Hp bằng hơi thở, nhẹ nhàng, không xâm lấn, kết quả chính xác

Bạn cũng có thể gọi số 0789833737 của Trung tâm xét nghiệm y Khoa Skylab để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ từ chuyên gia để có thêm thông tin về nội dung, cách thức tiến hành xét nghiệm này.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA SKYLAB
Địa chỉ: Số 77 Tôn Thất Tùng – P.Hưng Dũng – TP. Vinh
Hotline: 0789.83.3737
Email: xetnghiemskylab@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại thông tin
Bấm để gọi điện
Nhận tư vấn từ bác sĩ